Chú thích Nguyễn_An_Ninh

  1. Do bà Nguyễn Thị Minh người con thứ 4 cung cấp
  2. Nguyễn An Khương là người nhiệt tình hưởng ứng phong trào Duy Tân]], Đông Du; thường giúp phương tiện và tiền bạc đưa các thanh niên ra nước ngoài học tập để về phụng sự cho đất nước. Những năm 1900-1910, ông thường viết báo, dịch truyện Tàu.
  3. Trích từ gia phả Họ Nguyễn & Họ Trương (Nguyễn An Ninh - Trương Thị Sáu) từ trang 75 đến trang 81 do Trung tâm Nghiên cứu Và Thực Hành Gia Phả thuộc Hội Khoa Học Lịch sử TP.HCM thực hiện tháng 8/1999 sửa lần 2 tháng 12/2013
  4. 1 2 3 4 Lý tưởng thanh niên An Nam (1923), Nguyễn An Ninh
  5. Nguyễn An Ninh và tiếng chuông thức tỉnh đồng bào, Báo Quân đội nhân dân, 03/09/2019
  6. Cô Emillie là người Việt gốc Khmer, nhưng có quốc tịch Pháp, quê ở Sóc Trăng. Do người cô ruột tên Xuyên mai mối, ông Ninh đã cưới Emillie làm vợ.
  7. Nhà văn Sơn Nam viết: Bài diễn thuyết "Cao vọng của bọn thanh niên An Nam" đêm 15 tháng 10 năm 1923 nêu rõ nỗi khát khao của người thanh niên lúc ấy mới 24 tuổi. Đây là bản tuyên ngôn súc tích, mỗi câu mỗi chữ gợi ý nghĩa lớn. Nội dung là khơi dậy tinh thần dân tộc, văn hóa dân tộc...(Cá tính miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 117-119).
  8. Nguyễn An Ninh bán hết gia sản để lập xưởng in riêng. Sau đó, ông để đầu trần, xoã tóc, mặc đồ bà ba, đi guốc gỗ tự mình rao bán báo La Cloche fêleé trên đường phố Sài Gòn. Hành động yêu nước bất khuất của ông đã được các tầng lớp nhân dân Sài GònNam Kỳ rất ngưỡng mộ và ủng hộ. Nguyễn An Ninh trở thành lãnh tụ và là thần tượng của phong trào yêu nước cấp tiến của thanh niên Nam Kỳ. (Theo website ).
  9. Năm 1924, Trương Thị Sáu mới 23 tuổi, quê ở xã Phước Lại, huyện Cần Giuộc, thuộc gia đình nghèo "mẹ góa, con côi". Năm 15 tuổi, cô Sáu lên Sài Gòn làm mướn cho dì ruột có chồng là người HoaChợ Lớn. Vừa trưởng thành thì mẹ mất, cô cùng hai em mướn nhà ở chợ Cầu Ông Lãnh làm nghề vá may, sau bán thêm nước mắm, bánh dầu phộng. Dù tất bật buôn bán, nhưng cô gái trẻ đẹp người, đẹp nết này rất thích nghe các em đọc báo, nhất là tờ "Tiếng chuông rè". Sau lần gặp nhau ở Hóc Môn, cô Sáu và ông Ninh, ngày càng tâm đầu ý hợp...Sau khi hai người thành hôn, bà vừa đảm đang việc nhà, vừa góp phần chung lo việc nước với chồng, cùng chia sẻ ngọt bùi, đắng cay với ông Ninh ngót 20 năm. Khi chồng mất và Cách mạng tháng 8 thành công, bà được Hà Huy Giáp (xứ ủy Nam Kỳ), giao đảm trách tờ Phụ nữ, là tờ báo công khai của Đảng. Ngày 19 tháng 5 năm 1946, báo trên ra đời thì bà bị mật thám mời thẩm vấn, nhưng vì thiếu chứng cứ buộc tội, nên bà được thả. Bà với ông Ninh có cả thảy 5 người con(3 trai, 2 gái) đều học hành đỗ đạt. Bà là đại biểu Quốc hội của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa các khoá 2 , 3 , Uỷ viên Ban chấp hành Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam khoá 1, 2 , 3 .
  10. Theo Lê Minh Quốc: Tính đến hết năm 1927, đảng này đã có đến 7000 đảng viên. (Nguyễn An Ninh - Dấu ấn để lại, Nhà xuất bản Văn Học, 1997, tr.167).
  11. Rognorn, người lính Pháp gác cổng trại giam, đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối. Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông một bài thơ viết nghệch ngoạc ghi trên. (Lê Minh Quốc, sách đã dẫn, tr.325).
  12. Trần Văn Giàu - Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám, tập II - Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội 1974
  13. Sài Gòn 1925-1945, xuất bản tại Paris, 1972.
  14. Cá tính miền Nam, Nhà xuất bản Trẻ, 1997, tr. 117-119.
  15. Lê Minh Quốc, sách đã dẫn, tr.343.
  16. Sách đã dẫn, tr.1104.
  17. Nhà tưởng niệm Nguyễn An Ninh